Để sở hữu chiếc mũi đẹp, có đơn giản không? Nâng mũi Sline, nâng mũi Hàn Quốc là gì? Nâng mũi bọc sụn là như thế nào? Bạn cần biết, nâng mũi được chia thành nhiều dạng.
Nâng mũi không cần phẫu thuật
Có nghĩa không sử dụng dao kéo để rạch da vùng mũi. Có hai chất liệu được sử dụng.
Chất làm đầy (còn gọi là Filler)
Các biệt dược Restylane, Regenovou, Juvederm, Radiesse, Artifill được đóng gói sẵn trong một ống tiêm có thể tích 1ml. Chỉ cần xé vỏ bao, tiêm ngay trên xương vùng mũi và đầu mũi, nắn tạo hình, ta sẽ hoàn tất một chiếc mũi.
Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, không sưng nề, không chảy máu, không mất thời gian nghỉ dưỡng, dáng mũi luôn tự nhiên. Nhưng chất làm đầy có thời gian tồn tại nhất định, dao động từ sáu tháng (sử dụng Restylane) đến tối đa 3-5 năm (sử dụng Artifill). Chưa có chất nào tồn tại trên 5 năm.
Sử dụng mỡ tự thân
Sử dụng đầu hút mỡ có đường kính khoảng 2mm, hút mỡ ở vùng bụng, qua công đoạn lọc thô, quay ly tâm thu được các hạt mỡ có kích thước 1,5mm. Mỡ này được sử dụng như một dạng của chất làm đầy.
Ưu điểm là lấy chính vật liệu của cơ thể. Hạn chế phản ứng dị ứng. Lấy được một vùng mỡ nào đó trên cơ thể. Có các ưu điểm của Filler cho nâng mũi, vượt trội hơn là thời gian tồn tại của hạt mỡ dài trên 5 năm. Nhưng khách hàng lo ngại hạt mỡ không tồn tại lâu.
Lưu ý: Mỡ hút ra cần phải được lọc, ly tâm đúng cách thì hạt mỡ mới tồn tại lâu dài.
Nâng mũi qua phẫu thuật
Theo cách cổ điển
Sử dụng sụn nâng mũi được chế tạo từ chất liệu silicone cứng, đúc theo dáng con bọ ngựa hoặc miếng thẳng có độ dài khoảng 50 đến 55mm.
Bác sĩ gây tê, tạo đường hầm dưới da trên mặt xương mũi. Sau đó luồn miếng silicone được chuốt gọt phù hợp vào bên trong, bạn sẽ có chiếc mũi mới sau 15 phút.
Cách làm này nhanh, ít sưng. Nhưng theo thời gian sẽ bị lộ sóng mũi và đầu mũi, đỏ da bên trên. Một số nghề nghiệp nên lưu ý vì gây tiết dịch đầu mũi nhiều: làm tóc, móng tay, bán xăng dầu, thợ tiện, đầu bếp.
Bọc sụn (chính xác là cân cơ)
Khi có khiếm khuyết lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi, chúng ta cần miếng cân cơ lót bên trên miếng silicone để vùng da bên trên dày hơn, giúp khắc phục hậu quả bóng, đỏ da. Có thể áp dụng ngay từ đầu chứ không cần đợi khi có biến chứng. Cách làm này còn gọi là nâng mũi bọc sụn (bọc cân cơ).
Nâng mũi Sline, nâng mũi Hàn Quốc
Thực chất hai cách làm này là một, ngoài ra còn gọi là nâng mũi sửa cấu trúc. Tại sao? Cấu trúc mũi cần sự hài hòa chứ không chỉ có độ cao sóng mũi. Khi nâng độ cao sóng mũi sẽ lộ ra các khuyết điểm khác của chiếc mũi như đầu mũi to, mũi ngắn, xương cánh mũi hai bên bè… Để giải quyết các vấn đề này, một phương pháp phẫu thuật mới ra đời là nâng sóng mũi kết hợp sửa các khiếm khuyết nêu trên nếu có.
Gọi là Sline vì sau khi hoàn thành, đầu mũi được kéo dài ra trước như hình chữ S nằm. Gọi là nâng mũi Hàn Quốc vì phương pháp này xuất phát từ các bác sĩ thẩm mỹ của Hàn Quốc. Cách gọi đúng nhất là sửa mũi cấu trúc.
- Vật liệu: Sử dụng sụn tai - chỗ lõm nhất, để tạo hình đầu mũi về sau, miếng silicone mềm không có chân, sụn vách ngăn mũi, miếng cân cơ để không lộ sóng về sau.
- Cách làm: Bác sĩ tiến hành gây mê. Lấy các vật liệu trong cơ thể. Đầu tiên, ghép hai sụn cánh mũi lại với nhau để chóp mũi được gọn, nhỏ và đẩy ra trước. Cố định với sụn vách ngăn giúp đầu mũi vững chãi ở vị trí mới. Đặt miếng silicone lên trên sóng mũi.
Lưu ý: Không nên cắt cánh mũi cùng một lần với nâng sóng mũi. Cần chỉnh sóng mũi cho ưng ý rồi mới chỉnh đến cánh mũi.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét