Ảnh mang tính minh họa: Internet |
Đáng chú ý, phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) ở nam giới đóng góp khoảng 15% thị trường của ngành công nghiệp này ở Hàn Quốc, một cựu tổng thống cũng từng trải qua tiểu phẫu cắt mắt hai mí khi còn tại chức. Tại khu Gangnam cao cấp của Seoul, người ta thống kê có từ 400-500 phòng khám và bệnh viện chỉ trong 1km2 . Do đâu Hàn Quốc tiến đến vị trí “thủ phủ” PTTM?
Sau chiến tranh Triều Tiên, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ ở mức 64 USD. Hiện tại, GDP Hàn Quốc đứng ở vị trí 14 của thế giới. Đáng ngạc nhiên, quốc gia có sự hồi phục và phát triển thần kỳ này cũng trở thành “thủ phủ” của PTTM, đặc biệt là dịch vụ thẩm mỹ khuôn mặt.
Sự thay đổi này bắt nguồn từ việc giải quyết hậu quả của cuộc chiến tranh Triều Tiên, các nhà tình nguyện đến từ Mỹ đã thực hiện những cuộc phẫu thuật tái tạo miễn phí cho những nạn nhân tàn phế bởi chiến tranh.
Những nhà phẫu thuật tạo hình người Mỹ cũng nhận được lời đề nghị tạo mắt hai mí từ các công dân Hàn Quốc, để có một đôi mắt thu hút và gợi cảm hơn. Điều này đã tạo nên làn sóng, đặc biệt là với những cô gái Hàn Quốc. “Đây thật sự là một thiên đường cho bác sĩ PTTM”, David Ralph Millard, chỉ huy đội ngũ bác sĩ phẫu thuật tạo hình của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ghi lại trong nhật ký.
PTTM đã được xem như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Hàn Quốc, nơi mà phẫu thuật nâng mũi, cắt mắt hai mí, thậm chí là những ca đại phẫu như gọt cằm, chỉnh hình hàm hô móm, nâng ngực… trở thành những món quà của các bậc cha mẹ dành tặng con cái khi chúng lên đại học.
Trong chương trình truyền hình Let Me In phổ biến nhất của Hàn Quốc, thí sinh tham dự có những đường nét trên khuôn mặt và cơ thể tệ đến mức nhiều người cho rằng, các thí sinh đó rất khó có một cuộc sống bình thường.
Đây là những trường hợp cần PTTM nhưng không đủ điều kiện kinh tế thực hiện. Nhưng cuối chương trình, thí sinh xuất hiện với diện mạo thay đổi đẹp đến mức có thể gọi là “tái sinh”. Gần đây, xuất hiện chương trình truyền hình thực tế mang tên Back To My Face với ý nghĩa tương tự.
Tuy nhiên, bất kỳ một xu hướng hay thành công nào cũng mang theo những nguy cơ và hệ quả. Trong cộng đồng internet Hàn Quốc đã hình thành một từ mới là “sung-gui”, được hiểu là “quái vật PTTM”. Cách đây không lâu, cơ quan tiêu dùng Hàn Quốc báo cáo, có đến một phần ba bệnh nhân PTTM không hài lòng với kết quả, có đến 17% bệnh nhân xác nhận đã chịu ít nhất một biến chứng hoặc tác dụng phụ tiêu cực từ PTTM.
Cứ vài tháng, báo chí lại đưa tin về một trường hợp không hồi tỉnh sau khi gây mê để phẫu thuật. Hyon-Ho Shin, người đứng đầu văn phòng quản lý về sai sót nghề nghiệp của Hiệp hội luật sư Hàn Quốc cho biết, 80% các bác sĩ làm PTTM không có chứng nhận chuyên môn, gần như 100% các bệnh viện có ít nhất một trường hợp biến chứng nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, hiện đang xuất hiện rầm rộ các trung tâm thẩm mỹ trải dài khắp đất nước, đặc biệt là ở TPHCM và Hà Nội. Làn sóng du lịch Hàn Quốc để PTTM dù không lớn nhưng cũng là điều đáng suy nghĩ bởi chi phí thực hiện tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều, trong khi tay nghề cũng như chuyên môn của các bác sĩ tại Việt Nam không thua kém các nước bạn.
Ngành công nghiệp làm đẹp này đang phát triển ở Việt Nam, chúng ta có quyền hy vọng về một sự phát triển dựa trên những nền tảng chuyên môn cao, cũng như sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chuyên trách với mục đích đem lại môi trường y khoa thẩm mỹ an toàn và hợp lý cho khách hàng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét