Mục đích của nâng mũi là làm cho mũi cao lên. Thế nhưng, sau một thời gian nâng mũi, thường xuất hiện những tác dụng phụ gây phiền hà, thậm chí nguy hiểm cho người được nâng mũi như: đầu mũi trở nên đỏ, da đầu mũi mỏng và lộ sống mũi nhân tạo; đầu mũi trở nên nhọn, không hài hòa và nóng rát khi ra nắng hoặc trời lạnh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do sụn nhân tạo đặt vào quá cứng, sự tự bào mòn mô ở vùng đầu mũi do sụn nhân tạo, hoặc do đặt chưa đúng hay có thể do nâng quá cao… Để khắc phục hiện tượng trên, gần đây, một số thẩm mỹ viện đã ứng dụng công nghệ Hàn Quốc, đó là kỹ thuật bọc sụn vào đầu mũi.
Với kỹ thuật này, đầu sụn nhân tạo sẽ được bọc một lớp sụn vành tai, hoặc sụn vách ngăn. Việc lấy sụn vành tai cũng khá đơn giản và nhẹ nhàng với một đường mổ rất nhỏ phía sau tai, có thể lấy sụn mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Khi đầu sụn được bọc sẽ đảm bảo đầu mũi không bị bóng hoặc bào mòn. Đặc biệt, đầu mũi sẽ trở nên tự nhiên nhờ sụn tự thân.
Các triệu chứng cảnh báo:
- Da đầu mũi đỏ khi ra nắng hoặc rát buốt khi trời lạnh.
- Cảm giác đầu mũi căng và bóng.
- Da đầu mũi mỏng dần và có biểu hiện lộ sóng…
Khi thấy những dấu hiệu trên, các bạn phải đến bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ khám để có hướng xử lý kịp thời, tránh các trường hợp để quá lâu, vùng da đầu mũi bị thủng, lúc đó việc xử lý hậu quả sẽ rất khó khăn.
Theo ThS-BS Nguyễn Văng Việt Hảo (TT phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc) - Phụ nữ TP.HCM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét