Năm 1992, silicon lỏng đã bị cấm sử dụng trong ngành thẩm mỹ quốc tế nhưng ở Việt Nam vẫn được bán nhan nhản tại các spa, tiệm uốn tóc hiện nay.
Tử vong do thiếu hiểu biết và ham rẻ
TS Phạm Trịnh Quốc Khanh - Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – bỏng, BV Cấp cứu Trưng Vương, tỉ lệ bơm silicon bị biến chứng thuyên tắc phổi rất cao, khoảng từ 20 - 30%. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm. Tại Việt Nam vẫn còn xảy ra những tử vong đáng tiếc do người tiêu dùng thiếu hiểu biết và ham rẻ.
TS - BS Lê Hành - Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ BV Chợ Rẫy - cho biết: “Số lượng bệnh nhân bị phản ứng với silicon khá lớn. Đó là hậu quả tích lũy từ hơn 30 năm nay của một kỹ thuật tai hại được áp dụng liên tục.
Điều đáng báo động là loại hóa chất này được bán nhan nhản tại các spa, tiệm uốn tóc
Tại tiệm massage trên đường Lê Văn Sĩ có spa, giá silicon được rao bán với giá rất rẻ: 300.000 đồng/lít và người mua sẽ được hướng dẫn sử dụng bằng kim tiêm. Càng nguy hiểm hơn là chất lượng của cái gọi là “mỡ nhân tạo” này thì không thể kiểm soát được.
TS - BS Lê Hành khuyến cáo, silicone lỏng nằm dưới da không những chỉ tạo nên những bệnh tích nặng nề về mặt thẩm mỹ, mà còn gây ra những phản ứng mẫn cảm thực sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân.
Chất silicone lỏng diễn biến xấu dần đi theo nhiều cách, tùy theo phản ứng của chủ thể, loại silicone được dùng, theo liều, số lần chích và kỹ thuật chích mà có thể nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ.
Silicon bán dạo: Độc khôn lường
Thạc sĩ Nguyễn Đình Minh – khoa Phẫu thuật chỉnh hình Bệnh viện Xanh pôn cho biết: Silicon chuyên dụng trong thẩm mỹ không độc hại nhưng không bao giờ tiêm trực tiếp vào người mà phải đặt túi.
Thạc sĩ Nguyễn Đình Minh – khoa Phẫu thuật chỉnh hình Bệnh viện Xanh pôn cho biết: Silicon chuyên dụng trong thẩm mỹ không độc hại nhưng không bao giờ tiêm trực tiếp vào người mà phải đặt túi.
Không thể trực tiếp đưa silicon lỏng vào người mà phải có túi đặc biệt để tránh rò rỉ, đồng thời phải được phẫu thuật tại bệnh viện để đảm bảo vô trùng và cấp cứu kịp thời nếu có biến chứng - Ông Nguyễn Đình Minh
|
Hơn nữa, sau khi đặt túi 1-2 tuần, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra bao xơ, bao quanh túi, nếu có rò rỉ thì chỉ nằm trong bao xơ chứ không chảy lan ra cơ thể.
Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, nếu không đảm bảo tiệt trùng, không được bác sĩ tư vấn đầy đủ, khách hàng có thể bị nhiễm trùng, gây viêm, sưng tấy, túi silicon hoặc túi nước muối bị xô lệch, gây biến dạng.
Nói về thứ mà nhiều người đang “bơm vào người” để làm đẹp, bác sĩ Minh cho biết: Hiện nay, trên thị trường cũng có một sản phẩm có thể trực tiếp bơm vào cơ thể được gọi là “chất làm đầy”. Tuy nhiên, giá thành của sản phẩm này cực đắt.
“Một ca nâng mũi có giá 5-10 triệu đồng nên làm ngực có thể có giá trên 100 triệu đồng/ca” - ông Minh ước tính. Hơn nữa, chất làm đầy này sẽ tự tiêu nên chỉ có “thời hạn sử dụng” trong vòng 1 năm.
Chính vì giá thành cao, thời hạn sử dụng thấp nên sản phẩm này chỉ dùng để nâng mũi hoặc làm căng da mặt chứ không dùng cho phẫu thuật nâng ngực hay mông.
Ông Minh khẳng định: Những sản phẩm có giá từ 1-3 triệu/ca “nâng ngực” chỉ là silicon công nghiệp, chỉ dùng cho các sản phẩm gia dụng, đồ chơi. Chính vì sự nguy hiểm nên từ năm 1992, silicon lỏng đã bị cấm sử dụng trong làm thẩm mỹ quốc tế.
Nếu tiêm chất silicon công nghiệp này vào người, cơ thể sẽ phản vệ với nhiều mức độ. Biến chứng sớm nhất sau tiêm là sưng tấy, tắc mạch ở não, thận, phổi, gan, ruột… nên rất dễ tử vong. Muộn hơn là nhiễm trùng biến dạng vùng ngực, mông hoặc bị rò rỉ chất lỏng gây viêm loét và xơ vón.
Không những thế, silicon lỏng có thể hòa vào mô làm thoái hóa mô, thậm chí gây ung thư. Bộ phận cơ thể được bơm silicon sẽ bị sưng tấy, biến dạng, hoại tử, thậm chí phải phẫu thuật loại bỏ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét