Áp dụng phương pháp cấy mô ngực làm đẹp khiến phụ nữ có khả năng đối diện với một dạng ung thư vú hoàn toàn mới.
- Dạng ung thư mới này được gọi là biệt hóa tế bào u lympho lớn (ALCL). Hiện có ít nhất 150 trường hợp mắc bệnh trên toàn thế giới được ghi nhận. Hầu hết bệnh nhân đều là nữ và từng thực hiện cấy ghé mô vú.
- Qua phân tích, các nhà khoa học nhận thấy bề mặt mô vú được cấy vào cơ thể giống như “mảnh đất màu mỡ” của các mầm mống ung thư. Phát hiện mới này cho thấy, phụ nữ cần được tư vấn, cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh trước khi có bất kỳ hoạt động cấy ghép nâng ngực nào.
- Hầu hết các trường hợp phát hiện mắc ALCL được điều trị và hồi phục tích cực sau khi điều trị bằng phẫu thuật. Một số ca bắt buộc phải kết hợp hóa trị và xạ trị mới có thể tiêu diệt hoàn toàn tế bào gây bệnh. Tuy vậy, vẫn có một lượng nhỏ bệnh nhân do được phát hiện muộn nên đã tử vong.
- Cụ thể năm 2012, bà Susan Grieve, 40 tuổi người Scotland đã chết vì căn bệnh sau khi tiến hành phẫu thuật để có khuôn ngực ưng ý. Vào thời điểm đó, gia đình nạn nhân tin rằng chính những hóa chất độc hại đã thấm dần vào da thịt khiến Susan mắc ung thư.
- Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và không tìm thấy bất kỳ chất độc nào bị rò rỉ trong cơ thể Susan. Rất có thể tình trạng cô mắc phải sau khi tu bổ sắc đẹp là do hiện tượng co cứng nang gây ra.
- Cấy ghép ngực là phương pháp làm đẹp xuất hiện từ 1980 và trở nên ngày càng phổ biến. Chính sự thịnh hành của nó khiến giáo sư Anand Deva đến từ Đại học Macquarie lo ngại và cảnh báo Anh cần chú ý nhiều hơn về mối nguy này.
- Không đồng tình với quan điểm của Anand Deva, bác sĩ phẫu thuật Fazel Fatah công tác tại Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Anh cho biết: "Những khối u khá hiếm gặp và có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm. Phụ nữ vẫn có thể yên tâm lựa chọn nó song họ cần phải tái khám nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như sự thay đổi đột ngột về kích cỡ ngực, sưng to mà không rõ nguyên nhân”.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét