Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Phẫu thuật nâng ngực có thể có biến chứng gì?

Sau đây là số liệu ghi nhận từ thực tế của chúng tôi, với mong muốn giúp các chị em hiểu rõ nguy cơ, các biến chứng có thể xảy ra và cách xử lý.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet


Những rủi ro
1. Sẹo phì đại: vết sẹo rạch da lớn dần, đỏ. Sẹo phì đại phát triển sau khi phẫu thuật nâng ngực khoảng 30 ngày, xảy ra với tỷ lệ 2-5% bệnh nhân.
2. Tụ máu: là một túi máu bên trong vết thương. Xảy ra ở 1-1,5% bệnh nhân và thường xảy ra trong vòng hai - ba ngày sau khi phẫu thuật.
3. Tụ dịch: do cơ thể bắt đầu có những phản ứng nhất định với túi nâng ngực xảy ra trong những ngày đầu hoặc vài tuần sau phẫu thuật, gây đau hoặc sưng.
4. Tách vết thương (nứt): trong hai tuần đầu tiên, hai mép của vết thương có thể bị tách rời gây ra vết thương hở. Đôi khi, việc hở vết thương này lộ luôn cả túi ngực.
5. Nhiễm trùng (viêm mô tế bào): biến chứng này xảy ra ở 0,5-1% bệnh nhân, từ vi khuẩn sống trên da. Phòng mổ không chuyên biệt dành riêng cho phẫu thuật nâng ngực (mổ cùng với bệnh lý như xương khớp, sản, ngoại) sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm đau, đỏ, sưng, và sốt.
6. Bệnh Mondor: đây là tình trạng viêm các mạch máu chạy theo bề mặt của vú và xảy ra ở khoảng 1% bệnh nhân.
Biến chứng muộn
1. Không cân đối, mất đối xứng (về kích thước hoặc hình dạng giữa hai bên tuyến vú).
Hầu hết tuyến vú là không đối xứng trước khi nâng ngực. Tất cả các mất cân đối này vẫn còn (ít nhất là ở mức độ nào đó) sau phẫu thuật. Thông thường, sự khác biệt kích thước ngực có thể được cải thiện trong khi phẫu thuật.
2. Nổi gờ ở đường viền quanh túi ngực: hay gặp trong thời gian ba tháng đầu sau mổ nâng ngực. Tình trạng sẽ được cải thiện sau một năm.
3. Co thắt bao xơ: sau phẫu thuật nâng ngực, các nguyên bào sợi tạo mô sẹo bao quanh bề mặt của mô túi. Đây là hiện tượng phản ứng bình thường của cơ thể. Sự bao quanh của nguyên bào sợi này gây ra tình trạng bao xơ với các mức độ cứng khác nhau tùy thuộc vào độ dày mỏng của nó.
Ngăn ngừa co cứng: Đảm bảo đặt túi ngực xuống dưới cơ. Sử dụng túi vỏ nhám hoặc xốp. Chọn thể tích vừa phải. Không sử dụng rượu bia trong hai tháng đầu sau nâng ngực. Không nên masage ngực.
4. Cảm giác thay đổi: giảm cảm giác bầu vú hoặc núm vú sau phẫu thuật, chiếm khoảng 1%. Cảm giác bình thường trở lại sau 6-12 tháng.
5. Giảm thể tích mô tuyến vú.
- Tỷ lệ giảm thể tích mô tuyến vú ở mức 8,3%.
- Túi ngực đặt dưới tuyến có nguy cơ giảm thể tích nhiều hơn đặt dưới cơ.
- Thể tích túi hơn 300ml cũng dễ gây giảm thể tích mô tuyến vú nhiều hơn.
6. Vỡ túi ngực.
Xảy ra trong các trường hợp bị chấn thương, tai nạn sinh hoạt té ngã dẫn đến túi có thể bị vỡ gây biến dạng hình dáng, gây đau, đỏ…
Cần xác định rõ chỉ là bầm dập mô mềm hay có vỡ thật sự để có hướng xử lý là điều trị nội khoa hay mổ thay túi.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons