Rất nhiều phụ nữ sau khi đi "làm mũi" đã phải đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108 để sửa lại vì chiếc mũi "giở chứng" khiến họ khổ sở đủ đường. Số mũi giả hỏng hóc này, các bác sĩ ở đây đã "tích" đầy một chai lớn.
Cong, vẹo, lung lay
Phẫu thuật nâng mũi giờ đây phổ biến đến nỗi không ngày nào là không có người đến Bệnh viện Xanh Pôn để xin xếp lịch, theo bác sĩ Nguyễn Đình Minh, khoa Phẫu thuật tạo hình của bệnh viện này. Còn ở đến khoa Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, vào buổi sáng chúng tôi có mặt, các bác sĩ đã thực hiện hai ca phẫu thuật thẩm mỹ mũi, ngoài hành lang còn nhiều người chờ đến lượt.
Bên cạnh những người đến nâng mũi cho cao đẹp có cả những người bị biến chứng do nâng mũi ở chỗ khác. Các bác sĩ trong khoa còn giữ một lọ thủy tinh đựng chất liệu nâng mũi từ những lần phẫu thuật thất bại của bệnh nhân đến đây "chữa cháy" gần ba qua. điều trị trong vòng gần 3 năm. Ước tính chiếc lọ này hiện chứa 150 chiếc “mũi giả”.
Rất nhiều phụ nữ sau khi đi "làm mũi" đã phải đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108 để sửa lại vì chiếc mũi "giở chứng" khiến họ khổ sở đủ đường
Bác sĩ Nguyễn Huy Thọ, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình, Bệnh viện 108, cũng từng gặp những bệnh nhân mũi lung lay do mảnh ghép không bám chắc vào xương, khi đụng vào thì cái mũi cứ "xoay ngang xoay dọc”. Nguyên nhân cũng do tay nghề của bác sĩ. Khi đặt lớp sụn, phải đặt sát xương, nghĩa là phải tách được lớp màng xương ra. Nếu không tách được màng xương mà chỉ đặt lớp sụn lên trên màng xương thì lớp sụn sẽ bị trôi ra, không cố định chắc chắn. Do không có điểm để bám vào vùng mũi nên sống mũi sẽ bị lệch sang một bên, sờ vào có cảm giác lung lay.
Sụn "chui" ra khỏi... đầu mũi
Khá nhiều bệnh nhân hốt hoảng cầu cứu bác sĩ bởi chiếc mũi đẹp đẽ nhờ phẫu thuật của mình bỗng trở chứng: miếng độn đâm thủng đầu mũi chui ra ngoài. Đây là biến chứng do bệnh nhân dị ứng với chất liệu sụn nhân tạo, thường xảy ra với khách hàng của những phòng khám không có uy tín, sử dụng sụn trôi nổi, hoặc bệnh nhân có cơ địa quá mẫn cảm với chất liệu sụn nhân tạo. Do dị ứng, đầu mũi đỏ lên, lâu dần thì miếng độn sẽ phá đầu mũi, chui ra ngoài, gây thủng đầu mũi.
Các bác sĩ cho biết, đáng sợ nhất với những người nâng mũi là nguy cơ nhiễm trùng
Nếu gặp phải trường hợp này, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật che lại đầu mũi; một là đặt sụn tự thân, hai là dùng cân mỡ để độn vào sụn, đảm bảo sụn không tiếp xúc trực tiếp với đầu mũi. Bác sĩ Nguyễn Đình Minh cũng cảnh báo, những loại sụn trôi nổi, chất liệu không tốt có thể gây tiêu xương sống mũi do sự đè ép của sụn nhân tạo. Khi xương sống mũi bị tiêu, mũi sẽ sụp xuống do mất điểm tựa.
Một số người lại muốn tạo đầu mũi to để phát tướng, phát lộc nhưng nhiều khi do không đặt đầu mũi to quá, máu không đến được, gây thiểu dưỡng, đầu mũi bệnh nhân sẽ xuất hiện một mảng màu đen do hoại tử.
Bác sĩ Thọ cũng cho biết, đã có những bệnh nhân đến đây với tình trạng đau nhức và đầu mũi lúc nào cũng đỏ. Thì ra trước đó khi "làm mũi", họ vì muốn có chiếc mũi dài, thanh mảnh nên đã yêu cầu mảnh ghép càng dài càng tốt. Vì mảnh ghép quá dài, đầu mũi lúc nào cũng căng tức và đỏ, gây đau đớn. Nguy hiểm hơn, mảnh ghép tì vào đầu mũi sẽ làm đầu mũi mỏng dần và bục ra, để lại sẹo. Sẹo này dù có phẫu thuật thế nào cũng không bao giờ mất.
Với những biến chứng kể trên, các bác sĩ sẽ phải thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp hơn rất nhiều lần để sửa chữa.
Chú ý nguy cơ nhiễm trùng
Các bác sĩ cho biết, đáng sợ nhất với những người nâng mũi là nguy cơ nhiễm trùng. Về cơ bản, sụn là dị vật, khi đưa một dị vật vào cơ thể, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Vì vậy các phòng mổ mũi phải được xử lý vô trùng rất kỹ. Nếu mảnh ghép bị nhiễm trùng thì chỉ 5 - 7 ngày sau, mũi sẽ ũng mủ, gây đau nhức và đỏ toàn bộ mũi. Với trường hợp bị nhiễm trùng, cách xử lý duy nhất là phẫu thuật bỏ sụn ngay lập tức, bơm rửa mũi bằng thuốc sát trùng. Khoảng 3 - 6 tháng sau, bệnh nhân mới có thể làm lại mũi.
Bác sĩ Thọ cũng lưu ý, sau khi làm mũi, bệnh nhân sẽ gặp phải hiện tượng sưng nề do máu tụ, nhưng thường sẽ hết nhanh. Nếu sau 7 ngày vẫn còn sưng thì phải đến bác sĩ kiểm tra vì có thể do máu tụ quá đặc, cần tẩy rửa ổ mổ kịp thời. Tất cả bệnh nhân nâng mũi cần được theo dõi trong vòng nửa tháng sau mổ.
Phẫu thuật nâng mũi không nên thực hiện cho những người có bệnh tiểu đường, lao phổi, nhiễm trùng tai mũi họng đang ở giai đoạn phát triển (viêm mũi, viêm xoang nặng). Những phụ nữ đang ở không ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên mổ vì có nguy cơ chảy máu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét